Tăng cường độ phát sóng wifi tại nhà

Đôi khi tình trạng mạng chập trờn kết nối kém không phải do lỗi nhà cung cấp mà do chất lượng của bộ thu phát wifi tại nhà hoặc địa hình đặt cục phát wifi

Địa hình bị chắn nhiều bởi tường hoặc phức tạp càng làm cường độ wifi giảm
Địa hình bị chắn nhiều bởi tường hoặc phức tạp càng làm cường độ wifi giảm

Trong thời đại của smartphone, thói quen sử dụng mạng Internet của người dùng tại nhà đã có nhiều thay đổi khi phần lớn sử dụng điện thoại, máy tính bảng. So với việc dùng mạng có dây trên máy tính để bàn, kết nối không dây tiện lợi hơn nhưng độ ổn định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chưa kể, điện thoại, máy tính bảng thường bắt sóng Wi-Fi yếu hơn so với máy tính xách tay thông thường.

Về nguyên tắc, sóng Wi-Fi từ thiết bị phát đến thiết bị nhận càng gặp ít vật cản nhất sẽ cho tín hiệu tốt nhất, song điều kiện lý tưởng này rất khó xảy ra. Trong nhiều gia đình, bộ phát thường để ở tầng một với nhà đất hoặc ở phòng khách ngoài với nhà chung cư. Qua nhiều lớp vật cản bao gồm cả tường, tủ, các vật dụng hay cả bê tông khiến sóng bị yếu đi nhiều khi truy cập mạng từ các phòng, vị trí khác. Kết nối Internet do vậy sẽ bị chậm và chập chờn khi thiết bị chỉ còn bắt được một vạch sóng.

Nhiều hộ gia đình hiện nay cũng thường chỉ sử dụng bộ phát Wi-Fi do nhà cung cấp Internet trang bị sẵn. Với chất lượng ở mức trung bình, các thiết bị này không thể đảm bảo độ phủ và cường độ sóng tốt để phục vụ ở tất cả các phòng trong gia đình. Ngoài giải pháp tình thế là thay đổi vị trí đặt thiết bị, cách hiệu quả và ít tốn kém là trang bị các bộ tiếp sóng không dây Wi-Fi (repeater).

Các thiết bị kích sóng chỉ cần cài đặt một lần và cắm nguồn để sử dụng
Các thiết bị kích sóng chỉ cần cài đặt một lần và cắm nguồn để sử dụng

Cách thức hoạt động của các thiết bị dạng này là thu sóng Wi-Fi từ bộ phát chính sau đó phát lại nhằm tăng cường độ phủ và thường được đặt ở các vị trí trung gian trong nhà. Người dùng có thể đặt tên mạng Wi-Fi mới do thiết bị này phát ra cùng hoặc khác tên so với bộ phát chính. Thiết bị chỉ cần cắm điện và cài đặt lần đầu là có thể hoạt động bình thường. Thị trường hiện nay rất phong phú về hãng sản xuất như Cisco Linksys, Buffalo, Draytek, TP-Link, Totolink, Tenda… với giá từ 300 nghìn đến vài triệu đồng.

Với những người dùng không có yêu cầu cao, thị trường vẫn có một số lựa chọn bộ tiếp sóng với giá chỉ khoảng trên dưới 300.000 đồng. Có thể kể đến như Totolink N100RE, N151RA, N200RE, TP Link TL-WR702N, Tenda W311R… Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên sử dụng cùng chủng loại với bộ phát Wi-Fi có sẵn. Vị trí đặt nên ở điểm giữa bộ phát chính và các phòng cần sử dụng nhiều. Sóng Wi-Fi bản chất là truyền thẳng nên cần tránh tối đa các vật cản để tạo hiệu quả tốt nhất.

Hoài Anh – Vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

X